Bệnh gút (còn gọi là gout hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến hiện nay, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.
Bình thường chỉ số acid uric trong máu được duy trì ở mức cố định đối với nam giới: 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới. Khi thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài việc đièu trị bằng các loại loại thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý thì sử dụng các cây thuốc nam thông dụng trong dân gian cũng có tác dụng tốt và mang lại hiệu quả trong việc giảm nồng độ acid uric máu
1. Đu đủ xanh
- Đu đủ xanh: có tính hàn, vị ngọt thanh, quy kinh tỳ, đại tràng. Có mùi hơi hắc, có tác dụng đào thải độc tố acid uric ra ngoài, thanh nhiệt cơ thể. Tính hàn của loại quả này có tác dụng nhuận tràng, giải độc gan.
- Đu đủ xanh còn có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu các cơn đau nhức xương khớp do vậy, người ta thường sử dụng đu đủ để khắc phục tình trạng viêm nhiễm, đau nhức xương khớp, các cơn đau do bệnh gout cấp tính gây ra khi còn ở giai đoạn nhẹ
- Kết hợp đu đủ xanh với lá trà xanh: Chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng giảm viêm khớp hiệu quả. Việc kết hợp giữa đu đủ xanh và trà xanh tạo nên bài thuốc nam chữa bệnh gout hữu hiệu.
- Cách thực hiện: Lá trà xanh rửa sạch, 2 quả đu đủ rửa sạch, để cả vỏ, thái miếng nhỏ. Đun sôi 2 lít nước trong vòng 5 phút, Sau đó cho đu đủ xanh vào đun đến khi nước sôi lại một lần nữa. Cho tiếp lá trà vào đun thêm 2 phút thì tắt bếp. Gạn lấy nước uống
2. Củ ráy
- Củ ráy: có vị cay, tính hàn, quy kinh phế, tỳ, là một loại thảo dược mọc hoang ở nhiều nơi. Củ ráy theo ghi chép Đông y, Loại dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất như saponin, tinh bột, xyanua, coumarin, flavonoid…
- Các hoạt chất này có tác dụng điều trị các bệnh đau gân xương, viêm khớp và hỗ trợ kiểm soát bệnh gout rất hiệu quả, liều khuyến cáo 3g/ngày kết hợp với các vị thuốc thanh nhiệt.
- Có một bài thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh gout là sử dụng củ ráy kết hợp với chuối hột. Củ ráy và chuối hột sau khi cắt lát, phơi khô rồi tán thành bột có thể dùng như một loại thuốc. Sử dụng củ ráy với chuối hột theo tỷ lệ 5:3, mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và tối trước bữa ăn 30 phút pha một thìa cafe hỗn hợp bột với nước ấm, bệnh gout sẽ dần dần thuyên giảm sau từ 1 đến 2 tháng.
3. Cây sói rừng
- Cây sói rừng:có vị cay, tính bình, quy kinh phế, cây mọc hoang ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Cây có tác dụng tiêu độc, giảm đau, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch cho cơ thể. Do vậy, cây thường có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y chữa các bệnh viêm nhiễm, bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout.
- Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh dịch tiết ở cây sói rừng có tác dụng ức chế các vi khuẩn. Bên cạnh đó, sói rừng còn có công dụng giảm thiểu acid uric trong máu. Chính vì thế, người bệnh có thể sử dụng cây sói rừng để điều trị các cơn đau do gout gây ra. Liều dùng trong ngày là 15 – 30g toàn cây sắc uống.
4. Tía tô
- Tía tô: có vị cay, tính ấm. quy kinh phế, tỳ. Thuộc nhóm thuốc phát tán phong hàn ( trừ lạnh) – tân ôn ( làm ấm) giải biểu, hành khí, an thai,.... Có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức do gout, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Một số nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng lá tía tô có tác dụng ức chế các enzym xanthin oxidase. Loại enzyme này có khả năng thúc đẩy sự hình thành acid uric trong máu. Acid uric trong máu tăng cao sẽ gây nên bệnh gout. Do vậy, lá tía tô thường được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh gout. Mặt khác tía tô còn là một loại rau xanh thông dụng thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày của người dân nên
- Mặc dù, tía tô có rất nhiều công dụng tốt để chữa bệnh, tuy nhiên, dưới góc nhìn của Đông y, không nên dùng tía tô trong thời gian dài. Vì tía tô có thể khiến các tình trạng sau trở nặng hơn: Ra nhiều mồ hôi, ra nhiều mồ hôi trộm, đại tiện lỏng… dẫn đến rối loạn điện giải trong cơ thể.
- Bên cạnh đó, trong lá tía tô có chứa nhiều acid oxalic. Nếu dùng nhiều cơ thể sẽ tích tụ acid oxalic gây suy thận, sỏi thận
5. Lá lốt
- Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, quy kinh vị, gan, mật và tỳ. Loại dược liệu này có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, làm ấm bụng.
- Lá lốt thường được sử dụng trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp, bệnh gout.
- Theo y học hiện đại, lá lốt có chứa nhiều chất sinh học có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm. Từ đó giúp kiểm soát các cơn đau của bệnh gout hiệu quả.
- Cách dùng lấy khoảng 30g lá lốt tươi đem nấu cùng với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát thì tắt bếp. Dùng để uống sau bữa tối. Duy trì liên tục, đều đặn trong khoảng 10 lần để thuyên giảm các dấu hiệu.
6. Đậu xanh
- Đậu xanh thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn thanh nhiệt, giải độc. Từ xa xưa, đậu xanh đã được lưu truyền là bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp.
- Theo y học cổ truyền, đậu xanh có tác dụng giải độc, kháng viêm, giảm đau và kiểm soát các cơn đau gout.
- Theo nghiên cứu hiện đại, đậu xanh có chứa chất chống oxy hóa. Hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương từ đó giúp ngăn chặn các cơn đau gout khởi phát và giảm sưng đỏ ở ổ khớp.
- Chưa hết, lượng chất xơ trong đậu xanh còn có tác dụng làm chậm quá trình hình thành acid uric./.
Thu Vân t/h