Cô nữ sinh trường Quy Nhơn (Bình Định), đã từng khiến cho ông bỏ lại nhưng danh vọng, địa vị và tiền tài. Chà Và Hương gác kiếm, giải nghệ từ bỏ nghiệp bá giang hồ, sống một cuộc đời điền viên. Thế mới hiểu người con gái ấy, quan trọng với Chà Và Hương như thế nào. Bởi lúc đỉnh cao sự nghiệp, lãnh khách giang hồ từng khước từ tấm chân tình của con gái quận trưởng, và nàng tiểu thư đài các của đại gia vàng bạc xứ Bến Tre.
Thành võ sư bất bại từ trẻ bùi đời
Gửi lại đằng sau những trận thượng đài kinh điển với các cao thủ võ lâm hàng đầu trong thiên hạ, cuối đời võ sư Chà Và Hương (tên thật là Ngô Văn Hương, SN 1940, ngụ xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM), lại dành trọn thời gian cho nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Như lời lãng khách giang hồ kể lại, thì ông hành thiện để trả nợ đời, mối ân tình với nghề y đã đưa ông gặp lại người vợ hiền của đời mình, sau 20 năm lưu lạc.
Chuyện đã thành dĩ vãng, võ sư khét tiếng với giới thượng đài trước năm 1975, từng có câu vần “cặp chân Sáu nhỏ, cặp chỏ Chà Và Hương”, nay đã gần 70 tuổi, sống một mình trong căn nhà nhở ở huyện Củ Chi (TP.HCm). Nơi đây, cũng là phòng khám chữa bệnh miễn phí của ông. Thế nhưng, chưa khi nào khiến Chà Và Hương cô quạnh, chữa bệnh là thú vui là tâm huyết, và ông hạnh phúc khi chờ đợi người vợ hiền cách nửa vòng trái đất. Tết đến xuân về, vợ chồng ông lại có những ngày tháng đoàn viên, trùng phùng. Đó là những giấy phút ý nghĩa nhất với cả hai vợ chồng sau những trắc trở, biến cố chia ly.
Trải lòng mình, Chà Và Hương cho biết, trước khi gặp người con gái ở xứ Quy Nhơn ấy, ông từng nghĩa rằng, đời mình sẽ chẳng có người con gái nào khiến cho trái tim ông thổn thức. Chà Và Hương đã khiến không ít những cô thiếu nữ xinh đẹp tương tư, tiểu thư đài các để ý. Đến mức, ông từng bị quận trưởng ép duyên, phải bỏ trốn trong đêm hôm. Nghiệp võ đã đưa Chà Và Hương đến với những mối lương quyên như vậy.
Như lời võ sư này tâm sự, ông đến với võ thuật, từ một sự rất tình cờ. Thuở nhỏ, nhà nghèo khổ, Chà Và Hương thường theo mẹ đi bán bánh ít ngoài chợ. Ông thấy mấy đứa nhỏ đánh giày có được ba đồng bạc thì mê, cái bụi bặm tự do của phố phường chật hẹp đã hút hồn đứa trẻ thơ. Đó cũng chính là lý do khiến Chà Và Hương quyết định trốn gia đình đi bụi, sống du thủ, du thực với đám trẻ du côn. Cuộc sống lang thang đã biến Chà Và Hương từ một đứa trẻ hiền thành thành lì lợm.
Không có tiền, Chà Và Hương đăng ký thượng đài khi mới 14 tuổi, không chút võ nghệ và bị đánh một trận nhừ tử. Thế nhưng cũng sau trận ấy, cuộc đời của Chà Và Hương rẽ sang một ngã khác. Ông được võ sư danh tiếng trong làng võ thuật khi ấy là Kít Đăm Xây, thuộc môn phái Long Hổ Hội thu nhận làm đệ tử.
Sau vài năm theo sự phụ tầm sư học đạo, trình độ võ thuật của ông cũng đạt đến tầm thưởng đẳng. Lúc này, Chà Và Hương chính thức bước lên thượng đài. Năm ấy, ông mới ngoài 20 tuổi, nhưng đã trở thành cao thủ bất bại tại Sài Gòn, người giang hồ bắt đầu nhắc đến cái tên Chà Và Hương. Thời ấy, người ta gọi cặp chỏ của Chà Và Hương là “cặp dao cạo” sắc lẹm.
Thẳng thừng khước từ tình cảm của tiểu thư đài các
Miền Tây cũng giống như Bình Định, là đất võ, nơi hội tụ nhiều môn phái, và cao thủ nhất trong thiên hạ. Do vậy, năm 1961, sau khi vô địch trong giải võ thuật được tổ chức tại Sài Gòn, Chà Và Hương theo sư phụ đi về đất Phương Nam.
Trong chuyến hành trình du đấu, tu luyện võ học của mình, Chà Và Hương đã đả bại võ sư Nguyễn Khâm, trưởng một môn phái có tiếng nhất ở vùng Trà Ôn (nay thuộc Vĩnh Long – PV). Cũng nhờ trận thượng đài này Chà Và Hương được ông quận trưởng Trà Ôn để ý, và ngỏ ý gả con gái cho.
Nhắc lại trận thượng đài ấy, Chà Và Hương cho biết, sân vận động trung tâm Trà Ôn chật kín không còn chỗ đứng. Sau hơn 30 phút giao đấu, với tốc độ kinh hồn, trong một tư thế võ sư Nguyễn Khâm để lộ ra huyệt tử, nhanh như chớp Chà Và Hương tung cước bá bay đối thủ ra khỏi sàn đấu.
Thấy sư phụ bị thua muối mặt, đám đệ tử của võ sư Nguyễn Khâm đã lao lên sàn đấu định tấn công Chà Và Hương. Trong tình cảnh ấy, một tiếng súng chát chúa vang, đã giải tán đám đông manh động này.
“Đó là tiếng súng của ông Năm Ca, quận trưởng Trà Ôn. Ông đứng lên quát lớn, tay cầm súng đe dọa nếu có kẻ nào manh động ông sẵn sàng bắn bỏ. Nhờ vậy mà tôi được giải thoát”.
Bữa ấy, ông Nam Ca cùng con gái duy nhất tên Thúy đi xem Chà Và Hương đấu võ. “Cô Thúy, khi ấy khoảng 17 tuổi, tóc dài đẹp thướt tha, đi bên cha mình. Ông Năm Ca, thấy quý mến tôi nên đã mời tôi cùng sư phụ về nhà riêng của ông ấy chơi”, Chà Và Hương nói tiếp.
Cũng theo như lời kể của lãng khánh này thì trong thời gian lưu lại nơi đây, ngoài sư phụ là Kít Đăm Xây, còn có hai người huynh đệ đồng môn với ông. Tuy nhiên, cô Thúy và gia đình quận trưởng lại có thái độ khác lạ và sự quan tâm đặc biệt tới riêng Chà Và Hương. Bản thân gã trai trẻ này lại rất vô tư, không hề nghĩ tới việc cô Thúy đang thầm thương mộng nhớ mình, ông cho rằng đó là sự hiếu khách của người miền Tây sông nước.
Thế nhưng, vào một đêm trăng thanh, ông Năm Ca mở yến tiệc trong hoa viên, mời Chà Và Hương cùng sư phụ lại. Trong bữa tiếc có cả vợ ông quận trưởng và cô Thúy. Khác mọi hôm, Thúy hôm nay có tô phấn, e thẹn lạ thường. Sau vài ly rượu, ông quận trường thổ lộ tâm tư với võ sư Kít Đăm Xây về nỗi lòng tình ý của cô con gái duy nhất với Chà Và Hương.
“Ông quận trưởng muốn tác hợp tôi với cô Thúy đến với nhau. Qủa thực, nghe xong lời của ông ấy, khiến tôi rất bối rối, không biết xử lý ra sao cho hợp tình. Cô Thúy, tôi coi như em gái, chứ không hề có chuyện nam nữ ở đây cả. Hơn nữa, nếu mình từ chối thẳng thường lại sợ làm người ấy tổn thương. Do vậy, ông phải nói khéo, rằng mình còn quá trẻ, hơn nữa chuyện này đến quá bất ngờ, và tôi cần thưa lại với cha mẹ Chà Và Hương cho biết”.
Sau đó, ông xin phép ông quận trưởng cho về Sài Gòn gặp cha mẹ. Tuy nhiên, ông Nam Ca lại không đồng ý, ông sợ Chà Và Hương bỏ trốn, do vậy, ông cố tình giữ người mà ông nhắm làm con rể mình này lại. Sau đó, ông sai người hầu, đánh xe lên Sài Gòn đón cha mẹ của Chà Và Hương xuống dưới Trà Ôn để tính chuyện trăm năm cho ông. Trong tình cảnh khó xử này, ngay trong đêm ấy, lợi dụng lính gác bất cẩn, Chà Và Hương đã tìm cách bỏ trốn.
“Sau đó, khi trở lại Sài Gòn tôi cũng viết thư nói rõ nỗi lòng của mình với cô Thúy, và mong cô tìm được người đàn ông tốt. Cô Thúy, cũng không hồi âm lại, có lẽ cô ấy trách giận tôi nhiều lắm. Nhưng biết làm sao được khi mình không có tình cảm với họ. Sau này có dịp về Trà Ôn, tôi nghe người ta nói, ông quận trưởng bị băng nhóm thanh trừng, có một sĩ quan Ngụy ép cô làm vợ, thế nhưng cuối cùng cô gái ấy tử”, Chà Và Hương thương tiếc cho bóng hồng nhan.
Sau chuyện với cô Thúy bất thành, Chà Và Hương lại được vợ chồng ông Ba Dạng, vợ chồng một doanh nhân thành đạt tại xứ dừa để ý. Lần ấy, Chà Và Hương cũng đi thi đấu tranh giải võ thuật TX. Bến Tre (Nay là TP. Bến Tre). Trong giải đấu này, quy tụ tất cả các quần hùng cao thủ xứ miền Tây. Chà Và Hương cũng bất bại khi trong trận cuối cùng ông đánh thắng hai anh em võ sư Nguyễn Hủ Tiết, trưởng môn phái Long Xuyên.
Ông Ba Dạng có ba người con đặt tên là Long, Hổ, Hội và một người con gái. Cũng giống như hai cha con ông trưởng quận, những lần Chà Và Hương thượng đài, ông Ba Dạng và cô con gái đều đi xem. Tài năng võ học đỉnh cao, cùng vẻ đẹp lai ấn của Chà Và Hương đã hút hồn cô Hương (con gái út của ông Ba Dạng – PV).
Sau đó, ông Ba Dạng cũng mời người lãng khách về nhà mình chơi vài bữa. Trong trí nhớ của Chà Và Hương, thì cô Hương hơn cô Thúy 3 tuổi, như tài sắc đều thì đều ngang nhau. Vị võ sư kể “ Ông Ba Dạng mến tôi mà bảo ông có mỗi đứa con gái và muốn tôi làm con rể của ông ấy. Nếu tôi đồng ý, thì ông Ba Dạng sẽ nhường lại cho tôi hai tiệm vàng, cùng nhà một nhà nghỉ ngay ngã tư Quốc Tế (TX. Bến Tre vào thời điểm lúc đó – PV). Sau đó, tôi sẽ truyền dạy võ thuật cho ba người con của ông ấy”.
Tuy nhiên, trước những lời đề nghĩ đầy hầu hĩnh đó, Chà Và Hương đã khước từ. Bởi ông hiểu một điều, đó là ông không hề có tình cảm với cô Hương. Sau đó, Chà Và Hương vẫn nhận lời truyền dạy võ thuật cho ba người con của ông Ba Dạng. Mối quan hệ của Chà Và Hương với gia đình này vẫn tốt đẹp, cho tới lúc họ chuyển sang Mỹ định cư.
Theo như lời ông chia sẻ thì, quả thực lúc đó những trận đấu trong tiếng reo hò của người xem cuốn hút ông còn hơn tiền bạc và mỹ nữ, nhưng khi ngặp người con gái gốc Huế tại đất Quy Nhơn, Chà Và Hương đã nghĩ khác.
Kỳ 3: Trận thượng đài cuối cùng và cuộc gặp định mệnh với người đẹp xứ Huế tại đất Quy Nhơn
Lê Nguyễn