Chà Và Hương tưởng chừng cuộc đời mình sẽ mãi gắn bó với võ đài, những trận thư hùng tranh bá với các bang phái võ lâm trong thiên hạ. Khẳng định với người viết, lãng khách giang hồ từng tâm sự, thuở ấy, những trận đấu trong tiếng reo hò của người xem cuốn hút ông còn hơn tiền bạc và mỹ nữ. Đó cũng chính là lý do ông khước từ tấm chân tình của cô Thúy, và người đẹp xứ dừa. Thế nhưng, khi ngặp người con gái Huế tại đất Quy Nhơn (Bình Định), đã khiến cho trái tim chai sạn ấy thổn thức. Tin Chà Và Hương giải nghệ vì người tình, khiến cả làng võ và thế giới ngầm Sài Gòn – Chợ Lớn khi ấy xôn xao.
Võ sư bất bại
Kể lại chuyện đời mình, Chà Và Hương (tên thật là Ngô Văn Hương, SN 1940, ngụ xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM) tâm sự, đời ông có hai muối duyên nợ kỳ lạ với võ thuật và nghề y. Ông tâm niệm, sẽ dùng những ngày tháng còn lại để trả nợ những ân tình, đã đưa ông đến với người con gái của đời mình. Như chúng tôi đã nhắc trong các kỳ trước, sau thời gian dài theo võ sư Kít Đăm Xây khổ luyện, Chà Và Hương chính thức bước lên đài.
Lúc đầu Chà Và Hương chỉ đấu với những võ sĩ, nhưng sau lần đánh bại võ sư Nguyễn Khâm, trưởng môn phái võ thuật nổi tiếng ở Trà Ôn (Vĩnh Long), ông đã được ông đã được con gái của ông quận trưởng quận Trà Ôn để ý. Tuy nhiên, Chà Và Hương đã từ chối tấm chân tình này. Từ đó cái tên của ông nổi như cồn trong giới võ thuật.
Theo lãng khách này kể, sau khi bỏ trốn khỏi nhà ông quận trưởng quận Trà Ôn, Chà Và Hương cùng với sư phụ theo theo chân ban tổ chức võ đài lưu động của ông bầu Lê Ngọc Sánh. Chà Và Hương ăn cơm võ đài, rong ruổi khắp nơi cùng những trận đấu với bậc võ sư tiếng tăm của lục tỉnh miền Tây Nam bộ khi ấy. Một trong số những trận thượng đài để lại nhiều cảm xúc với Chà Và Hương nhất, đó lần so găng với võ sĩ Thành Đô ở Tân Hiệp (Kiên Giang).
Tại Long Xuyên (An Giang) thì gặp Cao Thành Hai, lúc đến Mỹ Tho (Tiền Giang) đụng với đường chủ của võ đường Hồng Nga. Bến Tre đụng với võ sĩ Nguyễn Hữu Tiết (người Long Xuyên) và võ sĩ Nguyễn Thành Tý, cũng tại đây, ông được tiểu thư của một địa gia vàng bạc đá quý ở xứ này để ý. Thậm chí, cha của tiểu thư này sãn sàng nhường lại cả cơ nghiệp của mình cho Chà Và Hương, nếu ông đồng ý ở rể.
Nhưng cuối cùng Chà Và Hương lại chọn cuộc đời của một lãng khách lang bạt kỳ hồ. “Rạch Giá - Kiên Giang là điểm dừng chân cuối cùng của tôi trong hành trình xuôi dòng Cửu Long, lần ấy tôi đã thượng đài với võ sư Danh Ngâu, người gốc Campuchia, kẻ được mệnh danh “con hùm xám miền Tây”. Tất cả những nhân vật khét tiếng kể trên đều bị tôi đả bại”, ông kể.
Những chiến thắng liên tiếp, khiến Chà Và Hương càng say máu và ngang tàng và cả phần kiêu ngạo. Chà Và Hương cho biết, sau lần du đấu miền Tây, ông trở lại Sài thành, và có mối giao hảo với các thủ lĩnh băng đảng giang hồ. Lúc này Đại Cathay, người từng có thời gian ngắn bó với Chà Và Hương thuở thiếu thời, đang lãnh đạo băng Cathay phân tranh lãnh địa với Tín Mã Nàm (ông trùm thuộc đẳng Hắc Đạo Chợ Lớn).
Như lời kể của Chà Và Hương, thì Đại Cathay và Tín Mã Nàm có những thâm thù, không đội trời chung. Tuy nhiên, ông lại có mối quan hệ đặc biệt với Nàm. Danh tiếng võ sư bất bại, người giang hồ rất coi trọng Chà Và Hương. Do vậy, rất nhiều lần lãng khách đã đứng ra hòa giải, mới dẫn đến việc Đại Cathay và Tín Mã Nàm thương thuyết đình chiến, chia nhau lãnh địa vào cuối năm 1964.
Đại Cathay được coi là ông vua không ngai trong thế giới ngầm. Nhiều lần, Đại Cathay ngỏ ý mời Chà Và Hương về hưởng phước cùng mình. Nhưng lãnh khách này lại nhớ võ đài, những chuyến du đấu đỉnh cao võ thuật. Chưa lần bị đả bại, Chà Và Hương muốn tìm được cao nhân, một đối thủ xứng tầm để tỷ thí. Người giang hồ đồn đại, xứ Bình Định là đất võ, quy tụ rất nhiều môn phái, và sản sinh ra nhiều nhân tài, tuấn kiệt.
Trước đây, sau khi vô địch tại Sài Gòn, Chà Và Hương đã từng có ý định ngược ra đằng ngoài để thử sức mình, và một mục đích quan trọng hơn cả là học hỏi lĩnh ngộ đỉnh cao võ học. Tuy nhiên, sự phụ của ông là Kít Đăm Xây đã ngăn cản, bởi ông biết nơi ấy vẫn quá tầm với so với đệ tử của mình. Do vậy, võ sư này đã khuyên Chà Và Hương đi về miền Tây khổ luyện, khi vượt qua các thử thách là các cao thủ vùng bưng biền Nam Bộ thì khi ấy, ông sẽ đủ trình độ và bản lĩnh về vùng đất võ Bình Định du đấu.
Thả một làn khói thuốc trắng vào khoảng không trước mặt, Chà Và Hương chậm rãi kể tiếp, lúc ấy, ông nghe tin ông bầu Lê Ngọc Sánh lại tổ chức những võ đài lưu động dọc theo các tình từ Sài Gòn ra Bình Định. Do đó, Chà Và Hương đã gác hết tất cả mọi việc lại, tiếp tục hành trình ăn cơn võ đài, rong ruổi khắp nơi. Theo lời kể của lãng khách thì đi qua mỗi tỉnh Chà Và Hương lại giao đấu với những những cao thủ của các môn phái ở đó.
Tại vùng miền Đông, Chà Và Hương lần lượt đả bại võ sĩ Văn Hai (thường gọi là Hai Néo, lính không quân - PV), võ sư Xuân Bình (trưởng lò võ Xuân Bình ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Đến Nha Trang (Khánh Hòa) Chà Và Hương thượng đài và giành thắng lợi trước lò võ Thành Đô. Còn lúc ở Phan Rang đánh với Nguyễn Ninh, Chà Và Hương đề giành thắng lợi thuyết phục trước các đối thủ của mình. “Bình Định chính là điểm hẹn cuối cùng tôi. Tại đây tôi gặp người vợ hiền của mình, và đó cũng là trận thượng đài cuối cùng”, vị võ sư này cho biết.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Người con gái đất cố đô đã khiến cuộc đời của lãng khách giang hồ rẽ theo ngã khác, đó là Tôn Nữ Kiều Gái, mà mọi người hay gọi với tên thân thương là cô Yến. Khi ấy, cô Yến mời tròn 16 tuổi, nhưng cơ thể đầy đặn, những đường quyến rũ trong tà áo trắng thướt tha trước gió. Quy Nhơn (Bình Định) chính là điểm cuối trong hành trình chu du thiện hạ, lĩnh ngộ đỉnh cao võ thuật của Cha Và Hương. Cũng tại nơi ấy duyên phận đã đưa đẩy lãng khách gặp người con gái trong mộng.
Tưởng chừng Chà Và Hương đã chai sạn cảm xúc, nhưng vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng của cô là nữ sinh đã khiến cho trái tim gã giang hồ thổn thức. Theo lời kể của Chà Và Hương thì cô Yến là con gái út trong một gai đình tri thức ở Huế. Sau này cha mẹ cô chuyển vào Sài Gòn sinh sống, đã gửi Yến cho một người dì tên Mười. Yến và người dì này trọ phía sau trường nữ sinh Quy Nhơn, nơi cô đang theo học. Cũng tại xóm trọ này, Chà Và Hương đã gặp Yến rồi đem lòng tương tư. Khi ấy, lãng khách đã ngoài 31 tuổi, hơn người tình của mình những 15 tuổi. Nhưng vượt qua mọi giới hạn và khoẳng cách hai tâm hồn ấy đã tìm thấy nhau.
Nhắc lại chuyện cũ, Chà Và Hương tâm sự, cô Yến không chỉ là người bạn đời trăm năm, mà là con ân nhân, đã cưu mang kẻ lạc bước như ông. “Trước đó, tôi có lên Buôn Mê Thuột và có một cuộc tỷ thí với võ sư Châu Long, một người có nội công rất thâm hậu. Sau hơn 10 hiệp giao đấu, bất phân thắng bại. Tuy nhiên, cả tôi và vo sự Châu Long bị nội thương. Sau đó tôi di chuyển về Quy Nhơn, và tình cờ thuê trọ cùng xóm với vợ mình. Cô ấy sống ở trên gác hai với dì. Tôi lại ở ngay cạnh phòng cô ấy”, ông ngậm ngùi kể.
Lúc đó, công lực của Chà Và Hương chưa thực sự hồi phục hẳn. Lại thêm gió trời miền trung nắng nóng khắc nghiệt, khiến ông đổ bệnh. Lúc này, người lãng khách đã nhận được sự giúp đỡ vô tư của cô hàng xóm. “Lúc nhỏ mỗi lần ốm có mẹ bên cạnh. Những năm tháng lang bạt giang hồ, chưa khi nào nhận được bàn tay chăm sóc của người phụ nữ nào cả. Do vậy, tấm lòng của cô nữ sinh ấy đã khiến cho tôi rất cảm động”, ông nói tiếp. Thuở ấy, Chà Và Hương chỉ coi Yến là cô bé trong sáng và thánh thiện. Cuối cùng, những cử chỉ sự chăm sóc tận tình, thương cảm của cô Yến đã hóa giải sự ngang tàng của Chà Và Hương. Lãng khách thấy yếu lòng, nhận thấy những danh vọng chỉ là hư vô, và cuộc đời mình thật cô độc.
Tỉnh cảm ông dành cho cô Yến cứ thế lớn dần. Thế nhưng, trước khi xây mộng ước với người con gái ấy, lãng khách phải thượng đài với một võ sư nổi tiếng đất Bình Định là Hà Trọng Sơn, bởi trước đó, khi chưa gặp cô Yến, Chà Và Hương đã gửi lời thách đấu tỷ thí võ công với nhân vật này. Về phía cô Yến, tuổi mộng mơ cô rất vô tư, thấy người khách đau yếu thì động lòng trắc ẩn nên đã cưu mang giúp đỡ.
Sự phong trần, bụi bặm, cả cái vẻ đẹp dòng máu lai trong người Chà Và Hương đã cuốn hút cô gái trẻ. Thế nhưng, càng gần gũi hơn, cô Yến lại thấy người lãng khách đáng thương, khi không xác định được phương hướng của đời mình, cứ say trong guồng quay đánh đấm. “Lúc ấy, thương nhau nhưng cả hai đều thẹn thùng không ai dám thổ lộ. Cũng kỳ thật, mỗi lên đài cái chết còn không sợ, nhưng khi yêu sao con người ta lại khác thế”, ông nhớ cái cảm giác yêu thương ngây dại.
Thế nhưng, trước giờ khắc sinh ly tử biệt ông với người con gái ấy mới dám nói hết lòng mình với nhau. Điều đặc biệt, đó là chính cô nữ sinh ấy đã tỏ tình với người lãng khách. Ông kể: “Trước ngày thượng đài, vết thương của tôi vẫn chưa hồi phục hẳn, nhưng mình lại không thể thay đổi lịch được vì tôi là người đã thách đấu trước.
Khi ấy, Yến biết được đã ngăn cản, nhưng tôi không chịu, vì thế mà cô ấy giận. Tôi đã tâm sự với cô ấy, mong cô ấy hiểu rằng đây là trận quan trọng nhất cuộc đời tôi. Tôi hứa với cô ấy, sau trận này, tôi sẽ giải nghệ, không vướng bận chuyện giang hồ nữa”. Nghe xong lời của Chà Và Hương, cô Yến đã rất xúc động, nhưng trong lòng vẫn luôn có cảm giác bất an, lo lắng. Sau đó, cô đưa Chà Và Hương đến miếu Ông Từ trên đường Tăng Bạt Hổ (TP.Quy Nhơn –pv).
“Tại đây, Yến đã đốt nhang cầu nguyện cho tôi gặp may mắn trong trận thượng đài ngày mai. Sau đó, Yến nói với tôi, dù thắng hay thua cũng phải giữ được tính mạng, vì giờ đây tôi là cuộc đời của cô ấy”, người lãng khách tâm sự.
Kỳ tới: Lần thứ hai cưu mang kẻ lãng khách
Lê Nguyễn